Nhiệm vụ Hayabusa2

Tổng quan nhiệm vụ Hayabusa2Hình minh họa quỹ đạo của Hayabusa2 từ ngày 3 tháng 12 năm 2014 tới ngày 9 tháng 12 năm 2019
      Hayabusa2       162173 Ryugu       Trái Đất       Mặt Trời

Tiểu hành tinh 162173 Ryugu (trước đây được đặt tên là 1999 JU3) là một tiểu hành tinh gần Trái đất có nguồn gốc cacbon nguyên thủy. Các tiểu hành tinh có nguồn gốc cacbon được cho là bảo tồn những vật chất nguyên sơ nhất trong Hệ Mặt Trời, gồm một hỗn hợp các khoáng chất, băng và các hợp chất hữu cơ tương tác với nhau.[9] Việc nghiên cứu tiểu hành tinh này được kỳ vọng sẽ cung cấp thêm kiến thức về nguồn gốc và sự tiến hóa của các hành tinh bên trong, đặc biệt là nguồn gốc của nước và các hợp chất hữu cơ trên Trái Đất,[9][10] tất cả đều liên quan đến nguồn gốc của sự sống trên Trái Đất.[11]

Ban đầu, kế hoạch phóng tàu lên quỹ đạo là ngày 30 tháng 11 năm 2014 (13:23 giờ địa phương),[12][13][14] nhưng đã bị trì hoãn đến ngày 3 tháng 12 năm 2014 04:22 UTC (4 tháng 12 năm 2014 13:22:04 giờ địa phương)[15] trên một tên lửa phóng H-IIA.[16] Hayabusa2 được phóng cùng với tàu thăm dò vũ trụ PROCYON. Nhiệm vụ của PROCYON đã thất bại.

Hayabusa2 đã đến tiểu hành tinh mục tiêu 162173 Ryugu (trước đây được đặt tên 1999 JU3) vào ngày 27 tháng 6 năm 2018. Tàu vũ trụ này khảo sát tiểu hành tinh gần Trái Đất này trong một năm rưỡi trong thời gian đó nó đã lấy mẫu nhiều lần.[14] Nó rời tiểu hành tinh vào tháng 11 năm 2019 và đưa các mẫu về Trái đất vào tháng 12 năm 2020. [17]

So với tàu Hayabusa trước đó, tàu vũ trụ này có động cơ ion cải tiến, công nghệ dẫn đường và và định vị, ăng-ten và hệ thống kiểm soát độ cao.[18] Một vật xuyên thấu dùng động năng (tức là viên đạn) đã được bắn vào bề mặt tiểu hành tinh để làm vật liệu mẫu nguyên sơ nổ tung, sau đó được thu thập để mang về Trái đất.[19] [20][14]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hayabusa2 http://www.nec.com/en/press/201412/global_20141203... http://spaceflightnow.com/2014/12/03/hayabusa-2-la... http://spaceflightnow.com/news/n1201/29hayabusa2 http://www.spaceflightnow.com/news/n1008/11japan/ http://adsabs.harvard.edu/abs/2008AJ....135.1101V http://global.jaxa.jp/press/2014/09/20140930_h2af2... http://global.jaxa.jp/press/2015/12/20151214_hayab... http://global.jaxa.jp/projects/sat/hayabusa2/ http://global.jaxa.jp/projects/sat/hayabusa2/topic... http://www.hayabusa2.jaxa.jp/en/topics/20181014e_T...